• :
  • :
SỞ Y TẾ TỈNH TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chăm sóc sức khỏe sinh sản ( SKSS) là vấn đề ưu tiên trong chiến lược sức khỏe sinh sản nói chung, những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt được những kết quả quan trọng. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả, đã góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa và trẻ sơ sinh tử vong.

Lớp tập huấn cho y bác sỹ tuyến huyện về chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh.

 

Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản nhiều mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe được triển khai bằng các hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi và các buổi họp thôn, xóm, tổ, chi hội phụ nữ... đã thu hút được hàng nghìn lượt người tham gia. Đặc biệt mô hình y tế thôn bản, cộng tác viên dân số được triển khai tại các thôn, bản khó khăn đáp ứng được công tác chăm sóc và tư vấn về sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ trong suốt thời gian mang thai, sinh nở, nuôi con bằng sữa mẹ đã phát huy được hiệu quả tích cực.

Toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2019. Có 11.116 bà mẹ mang thai được quản lý thai nghén; Bà mẹ đẻ được khám thai 3 lần trên 3 thai kỳ đạt trên 87,3 %. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt 99,0 %, Tỷ lệ Bà mẹ / trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh  42 ngày đạt trên 87,0 %

Bên cạnh kết quả đạt được công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn nhiều khó khăn trình độ chuyên môn kỹ thuật. Công tác truyền thông tại cộng đồng của đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, mạng lưới cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản còn thiếu, do tồn tại hủ tục nên việc thụ hưởng các dịch vụ y tế  chưa được kịp thời đầy đủ, vẫn còn phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ảnh hưởng đến sức khỏe sức sản.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản các cấp, các ngành cần từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản và bình đẳng giới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao sức khỏe Bà mẹ, cải thiện sức khỏe sinh sản vị thành niên, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em, cơ bản  loại trừ  phá thai không an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông đối với tất cả các nhóm đối tượng, tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi và trẻ vị thành niên,  nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục

Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS, chú trọng dịch vụ dành cho người cao tuổi, trẻ vị thành niên. Chất lượng dịch vụ ở đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe sinh sản nhất là tuyến cơ sở, thực hiện đào tạo và tập huấn theo địa chỉ, theo nhu cầu, đào tạo liên tục

Đào tạo cô đỡ thôn bản cho các vùng khó khăn, vùng còn các bà mẹ đẻ tại nhà, tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cô đỡ thôn bản hoạt động

Cung ứng dịch vụ và xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản

Đầu tư nguồn kinh phí từ Trung ương, của tỉnh và các tổ chức trong, ngoài nước cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản./.

Hà Thị Dung

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết