• :
  • :
SỞ Y TẾ TỈNH TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5/2020) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5/2020)

Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5/2020. Với chủ đề “ Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”, được Tổ chức Y tế thế giới mong muốn thông tin tới cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc lá, phơi nhiễm với khói thuốc lá, đồng thời kêu gọi các quốc gia thực hiện những chính sách mạnh mẽ để bảo vệ cộng đồng, đặc biệt là bảo vệ giới trẻ trước nguy cơ sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gay ra hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm và hơn 1 triệu ca tử vong vì hút thuốc thụ động tren toàn thế giới. Nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các quốc gia đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc la (PCTHCTL) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không thuốc lá. Năm 2020 với chủ đề "Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”. Theo đó, thông qua chủ đề này, WHO muốn thông tin đến cộng đồng hậu quả của việc nghiện chất nicotine có trong các sản phẩm thuốc lá, đồng thời kêu gọi các quốc gia thực hiện những chính sách mạnh mẽ để bảo vệ giưới true trước nguy cơ sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng,…

Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tổ chức nói chuyện chuyên đề phòng chống tác hại của 
thuốc lá cho học sinh các Trường THPT trên địa bàn tỉnh.

 

Theo WHO, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi trên thế giới hiện nay, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. WHO đã thống kê, có 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Cũng theo WHO, hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Còn tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, theo số liệu của bệnh viện Ung bướu Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm 96,8%. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do benh tật và thương tích ở Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.

Do đó, để ngăn chặn nguy cơ trên, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vào năm 2012. Luật quy định: “Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá”.

Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tổ chức nói chuyện chuyên đề phòng chống tác hại của 
thuốc lá cho học sinh các Trường THPT trên địa bàn tỉnh.

 

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2015. Việc triển khai luật PCTHCTL phải đối mặt với nhiều khó khăn do người dân chưa có ý thưc đầy đủ về tác hại của thuốc lá và chưa biết nhiều thông tin về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; các hãng sản xuất và phân phối thuốc lá tìm mọi cách để quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng. Ngoài ra, ngành y tế chưa có đơn vị thanh tra chuyên trách đảm bảo việc xử phạt diễn ra triệt để, kịp thời. Vì vậy, việc hút thuốc tại những nơi công cộng vẫn diễn ra thường xuyên.

Theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cơ sở y tế là nơi cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và cả khuôn viên, nhưng thực tế, tại các trung tâm y tế, bệnh viện vẫn có rất nhiều người “tự nhiên” hút thuốc… Còn đối với các điểm công cộng như bến xe, nhà ga thì tình trạng hút thuốc lá vẫn diễn ra. Tuy nhiên, việc xử phạt người vi phạm vẫn chưa thực hiện được. Trong trường hợp có người hút thuốc, nhân viên tại bến xe, nhà ga chỉ có thể nhắc nhở, tuyên truyền chứ không có quyền xử phạt. Mặc dù đã được hiện thực hóa thành luật nhưng để triển khai được luật trong đời sống vẫn còn nhiều bất cập vì việc vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng vẫn rất phổ biến, việc hút thuốc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và bất chợt. Người có thẩm quyền xử phạt ít trong khi người vi phạm đông, diễn ra trên địa bàn rộng. Lực lượng xử lý theo luật chỉ có một số chức danh như Thanh tra Sở Y tế, công an, quản lý thị trường. Ve phía địa phương, chỉ có chủ tịch UBND các cấp, thanh tra, công an mới có thẩm quyền xử phạt.

Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người không hút thuốc nhưng hít phải khói (gọi là hút thuốc lá thụ động). Theo Tổ chức Y tế thế giới, hút thuốc thụ động là đặt con người vào mức không “an toàn”, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngoài bệnh tật và tử vong, thuốc lá còn ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi, ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, kinh tế của gia đình, xã hội. Mặc dù việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng hiện nay, nhiều người vẫn còn xem nhẹ, coi thường hiểm họa từ thuốc lá.

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, đặc biệt các công sở, trường học và cơ sở y tế đã đưa quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào quy chế nội bộ; hạn chế hoặc không hút thuốc trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước; chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành; lồng ghép việc kiểm tra tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn quản lý. Trong Tuần lễ quốc gia không thuốc lá, các địa phương, sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông thực hiện tuyên truyền các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức. Nội dung tuyên truyền tập trung vào quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế, khách sạn, các nơi làm việc trong nhà của nhà hàng, bến tàu, bến xe, nhà ga, trên các phương tiện giao thông công cộng; quy định rõ quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; nghĩa vụ của người hút thuốc lá.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc la, lợi ích của môi trường không khói thuốc lá, các cấp, các ngành, các đoàn thể và địa phương tiếp tục phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên ký cam kết không hút thuốc lá. Tại các khu dân cư lồng ghép phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa gắn với việc không có người hút thuốc; các cơ quan truyền thông đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá./.


Tác giả: Minh Tiến
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết